Hiện nay, trò chơi điện tử đã trở thành cầu giải trí không thể thiếu của phần lớn trẻ em, nhất là đối với trẻ em ở thành phố. Vậy có nên cho trẻ chơi trò chơi điện tử và chơi như thế nào là hợp lý?
Cảm ơn bạn đã chú ý đọc các thông tin tại Blog của Kidsland.Shop Đồ chơi trẻ em Kidsland 87 Núi trúc, Chúc bạn và người thân bạn một ngày may mắn, sức khỏe và đầy niềm vui trong cuộc sống....!
Bạn có thể xem thêm các chuyên mục tin tức khác:
|
Trò chơi điện tử tốt cho trẻ?
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin về sự độc hại nguy hiểm của đồ chơi trẻ em. Do vậy, nhiều cha mẹ đã hạn chế hoặc thậm chí không mua đồ chơi truyền thống cho trẻ mà thay vào đó là cho trẻ chơi các trò chơi trên mạng qua điện thoại, ipad, máy tính....
Anh Nguyễn Văn B. (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự, anh có con trai 5 tuổi, vợ chồng anh rất ít khi mua đồ chơi cho con. Theo anh B, cho trẻ chơi trò chơi trên mạng vừa giúp trẻ làm quen với máy tính, luyện trí thông minh và lại tiết kiệm và quan trọng là chơi trò chơi điện tử trẻ sẽ không phá phách, nghịch ngợm.
Cùng quan điểm với anh B., nhiều phụ huynh cũng thường xuyên cho con chơi trò chơi trên mạng để kìm hãm sự quậy phá của trẻ. Chị Lê Thanh V. chia sẻ, bây giờ muốn mua đồ chơi cho trẻ cũng không biết mua đồ chơi gì vì ngày nào chị cũng thấy nhan nhản những lời cảnh báo về độc hại, nguy hiểm của đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi không rõ nguồn gốc,...không an toàn cho trẻ. Theo chị V.., tốt nhất là cho trẻ chơi trò chơi trên máy tính, sẽ giúp cho trẻ cách quan sát, phản ứng nhanh... Chính vì vậy, vợ chồng chị quyết định mua một chiếc ipad, chủ yếu là phục vụ cho cậu con trai. Chi V. còn tự hào khoe với mọi người rằng, cậu con trai của mình chơi trò chơi trên mạng rất “siêu” và điêu luyện, thậm chí còn làm các mẹ và các bạn cũng lứa phải “ngưỡng mộ”...
Theo ý kiến của các chuyên gia thì trò chơi điện tử mặc dù cũng có những lợi ích như giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, phản ứng nhạy bén, có khả năng nhận thức về không gian ... Tuy nhiên, khi chơi nhiều trò chơi điện tử trẻ chỉ biết thụ động ngồi quan sát và điều khiển chuột nên sẽ không phát triển về thể lực và trí tuệ.
Mặt khác, nếu trẻ chơi trò chơi điện tử nhiều sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Hơn nữa, trên mạng lại cũng có vô số những kiểu game không lành mạnh… ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách của trẻ.
Thực tế, đồ chơi cho bé có rất nhiều chủng loại, nhiều cách thức chơi nhưng điều quan trọng là chúng ta phải chọn loại nào và cho trẻ chơi như thế nào cho hợp lý. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu biết cách lựa chọn thì các bậc cha mẹ vẫn có thể mua được những đồ chơi an toàn, chất lượng. Các bậc cha mẹ nên mua những mặt hàng có nguồn gốc, thương hiệu, các sản phẩm đạt chuẩn...
Ảnh minh họa. |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những ảnh hưởng của trò chơi điện tử cũng tương tự như tác hại gây ra do xem truyền hình không quá nhiều vì đây đều là một trong những nguyên nhân gây hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ.
Tổn thương tay:Những tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển. Tổn thương như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng trò chơi, ví dụ như trò chơi đòi hỏi người chơi phải ấn nút điều khiển bằng ngón cái sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái. Những trò chơi khác nhau sẽ có những phương tiện điều khiển khác nhau như bàn phím, chuột, cần điều khiển, bánh lái. Do vậy, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi xen kẽ các trò chơi khác nhau.
Béo phì: Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng tay, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ chơi điện tử quá nhiều, ít vận động.
Ảnh hưởng xương: Trẻ chơi điện tử quá nhiều, ngồi nhiều và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.
Tổn thương mắt: Chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Khi mỏi mắt trẻ sẽ có cảm giác nhìn mờ và nhức đầu, cận thị, loạn thị.
Theo các bác sĩ, tuy trò chơi điện từ có số lợi ích như giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, khả năng nhận thức về không gian, kỹ năng phản ứng nhạy bén, nhưng bên cạnh đó cũng nên lưu ý giữ gìn sức khỏe bằng cách sắp xếp thời gian chơi hợp lý, điều độ. Không nên cho trẻ chơi quá 2 giờ mỗi ngày, không nên chơi liên tục mà nên có những khoảng nghỉ ngơi và nên tăng cường các hoạt động thể lực cho trẻ.
Phạm Minh
|
|
|
|
|
|