Những Điều Thú Vị Về Trẻ Em Và Gia Đình Xung Quang Chúng Ta

Home » , » Bạo hành trẻ em - Hệ lụy khôn lường

Bạo hành trẻ em - Hệ lụy khôn lường

Written By Unknown on Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 | 14:53

Thường dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em đã tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng, nhân cách của trẻ em sau này.

Cảm on bạn đã chú ý đọc các thông tin tại trang website tổng hợp các tin tức đáng chú ý về Thế giới đồ chơi trẻ em, đồ chơi cho các bé và các vấn đề về đồ chơi an toàn, thông minh, sáng tạo và trí truệ,... Giúp các cha mẹ có được sựa lựa chọn đồ chơi thích hợp với các bé yêu của mình. Shop đồ chơi trẻ em Kidsland 87 Núi trúc, Chúc bạn và người thân bạn một ngày may mắn, sức khỏe và đầy niềm vui trong cuộc sống....!
Bạn có thể xem thêm các chuyên mục tin tức khác:
Tin tức đồ chơi trẻ emVideo đồ chơi trể em
Cách chọn đồ chơi trẻ emSitemap Đồ chơi trẻ emSlider
Sản phẩm đồ dùng trẻ emSản phẩm đồ chơi trẻ emVideo



Những môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến việc trẻ em phải đối mặt với bạo lực thường là cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … 



Đánh đập con cái sẽ gây ấn tượng xấu cho trẻ sau này
Điều đáng nói ở đây là luật pháp về quyền trẻ em, không phải là chưa có, nhưng trẻ em liệu có bao nhiêu em biết được các quyền của mình. Có bao nhiêu người lớn trong xã hội thực sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật về quyền trẻ em? Nếu chỉ xử lý vụ việc bạo hành trẻ em theo kiểu bắt cóc bỏ đĩa, chữa triệu chứng mà không giải quyết từ gốc thì chắc chắn chúng ta sẽ lại chứng kiến những vụ bạo hành trẻ em dã man khác.Việc một thế hệ được dạy bằng roi vọt sẽ lại tiếp tục áp đặt tư duy này lên các thế hệ tương lai là điều có thể lường trước. Tuy nhiên, khi nhân nghĩa, đạo đức không thể cảm hóa được cái ác thì mới phải dùng đến các hình phạt của pháp luật. Càng phải dùng đến các hình phạt của pháp luật để can thiệp thì càng cho thấy đạo đức xã hội đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng. Cuộc đời sẽ nhân ái hơn khi con người dễ dàng biết tha thứ cho nhau, còn như lúc nào cũng phải dùng đến các hình phạt của pháp luật để ứng xử thì cuộc sống đã bế tắc và đi vào ngõ cụt. Đáng sợ nhất vẫn là ngày càng đang phổ biến nhiều hiện tượng chưa phân định rõ tốt, xấu, thậm chí lẫn lộn trắng đen. Quy luật cuộc đời đều chỉ ra rằng: Cha mẹ bạo ác thì con cái dễ có hành vi bạo ác; Thầy cô bạo ác thì học trò dễ có hành vi bạo ác… Cái ác mang mặt nạ lương thiện càng nhiều, thì sự tàn phá xã hội của nó càng lớn.

Trong khi hành vi bất lương hiện ra rõ ràng trước mặt mọi người, chẳng màu mè giả tạo thì dù có đau xót, nhưng không khó để phòng tránh. Chính những kẻ tâm địa độc ác mà đóng vai từ thiện, đóng vai giáo dục, đóng vai cứu người… mới đúng là cội nguồn của mọi hiểm họa. Bạo hành trẻ em, suy cho cùng có nguồn gốc từ môi trường xã hội, cần phải được lý giải từ những biểu hiện bạo hành nhỏ như "thượng cẳng chân hạ cẳng tay”, đến biểu hiện bạo hành lớn gây hại cho cộng đồng. Khi "chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” thì lúc đó bạo lực sẽ hoành hành xã hội. Bởi lẽ, từ cái ác nhỏ không được ngăn chặn sẽ dẫn đến cái ác lớn. Rồi từ những cái ác lớn không được chỉnh đốn dẫn đến hàng loạt những cái ác nhỏ bắt chước làm theo. Thói bạo hành của người cha trong gia đình không những gây nên nỗi khiếp sợ, phai nhạt tình thân mà tai hại hơn là để lại trong trái tim con trẻ những di chứng tinh thần nghiêm trọng.

Dân gian có câu "cha nào con nấy”, trong trường hợp này cũng có một phần đúng. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng "lặp lại” cách cư xử độc ác đó với người khác. Trẻ em, với năng lực và kỹ năng chống đỡ yếu ớt, nhưng đáng buồn thay lại chính là đối tượng luôn lãnh nhận nặng nề nhất các hệ lụy của bạo lực. Bạo lực trẻ em trong gia đình là điều thực sự đáng sợ và có hại đối với con trẻ. Trẻ em cần một ngôi nhà thực sự an toàn và yêu thương, nơi chúng lớn lên không phải chịu đựng sự sợ hãi. Một đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực trong gia đình, khi trưởng thành sẽ có nhiều khả năng giải quyết các mâu thuẫn cũng bằng bạo lực.

Vì vậy, hãy hành động để ngôi nhà của bạn không có bạo lực và thực sự an toàn, ngăn chặn những hành vi bạo lực kể cả giữa các anh chị em của trẻ. Những hành vi thù địch, tranh cãi, bạo lực giữa bố mẹ, đánh đập con cái sẽ gây ấn tượng xấu cho trẻ sau này. Xã hội có nhiều gia đình bạo lực ắt hẳn sẽ bất ổn.

Hoàng Bích Hà
Nguồn: daidoanket.vn
Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=60690&menu=1451&style=1

Các bài viết khác tại Blog của Shop đồ chơi trẻ em kidsland có thể bạn cũng quan tâm:

Giới thiệu về công ty Phân phối đồ chơi trẻ em cao cấp Kidsland:

Kid's Land được ra đời với mong muốn đem lại những công cụ với chất lượng tốt nhất để các thành viên gia đình có thể chia sẻ những phút giây yêu thương, thư giãn bên nhau, đồng thời cha mẹ cũng có một công cụ hiệu quả để vui chơi cùng con. Qua đó dạy dỗ, rèn luyện tư duy, tính cách cho con, tìm hiểu con và định hướng cho con. Công cụ tuyệt vời đó chính là "đồ chơi trẻ em".Kid's Landluôn nỗ lực lấp đầy khoảng cách giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em những nước tiên tiến bằng việc đem đến cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm đã được những thương hiệu đồ chơi và đồ dùng nổi tiếng thế giới nghiên cứu và phát triển trong hàng chục năm qua. Các sản phẩm đó đều đáp ứng được tiêu chí an toàn, sáng tạo, bền chắc và tính giáo dục rất cao.
Địa chỉ: Shop do choi tre em 87 Núi Trúc - Quận Ba Đình - TP Hà Nội
website tham khảo sản phẩm: Kidslandvn.com (Các bạn bớt chút thời gian đến tham khảo ủng hộ nhé! Thanks)

Các danh mục sản phẩm của công ty Kidsland (bạn tham khảo các link bên dưới nhé!):
Share this article :

Độc giả quan tâm nhiều nhất

Find US on Facebook

 
Copyright © 2011. Đồ chơi trẻ em | Do choi tre em | Đồ chơi trẻ em Kidsland - All Rights Reserved. Một sản phẩm của Shop Đồ chơi thông minh Kidsland