Trước đây, các loại đồ chơi có vật sắc nhọn, đồ chơi chưa nhiều hóa chất độc hại đều được đưa vào danh sách những món đồ mà cha mẹ cần loại bỏ khi mua. Nhưng giờ đây, một vấn đề dường như ít người để ý nhưng gây nguy hiểm lớn cho trẻ đó là các loại đồ chơi phát ra tiếng ồn lớn. Theo nghiên cứu, trẻ có nguy cơ bị giảm thính lực rất cao nếu đồ chơi phát ra tiếng ồn quá lớn.
Cấu tạo tai của trẻ em
Tai của trẻ em có kích thước nhỏ hơn của người lớn nhất là ống tai hướng âm dẫn tới màng nhĩ, khi âm thanh đi vào ống nhỏ sẽ tạo ra áp suất âm lớn hơn. Do đó, âm thanh vào tai trẻ em thường lớn hơn do áp lực âm tăng lên khi vào ống tai bé nhỏ của chúng.
Những tiếng ồn cực lớn ở cuối ống có thể gây khiếm thính ở cả trẻ em lẫn người lớn nhưng trẻ em lại dễ bị tổn thương hơn. Khiếm thính do tiếng động cường độ cao đang có chiều hướng tăng lên ở cả trẻ em lẫn người lớn dù rằng khiếm thính do tiếng động là một dạng điếc dẫn tuyền có thể ngăn ngừa được.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng hiểu hết mọi nguồn phát ra tiếng động trong môi trường có thể là nguy cơ tiềm tàng huỷ hoại viễn vĩnh thính giác của chúng ta. Hiện nay có rất nhiều nguồn phát ra tiếng động mà chúng ta không bao giờ nghĩ rằng nó rất nguy nhiểm như đồ chơi trẻ em chẳng hạn.
Độ lớn của âm thanh và đồ chơi.
Tiếng ồn được đo bằng đề xi ben (dB), khi nói chuyện, âm thanh phát ra sẽ ở mức 60-70 dB- một âm lượng an toàn, có thể nghe trong thời gian dài. Âm thanh đo được từ 85 dB trở lên có thể làm tổn hại vĩnh viễn thính giác đặc biệt khi phải chịu đựng trong một thời gian dài. Ngoài ra, độ lớn của âm và thời gian chịu đựng cần được lưu ý cùng lúc khi cân nhắc để xác định nguồn âm đó có nguy hiểm hay không.
Theo Viện Sức Khỏe và An Toàn Lao Động của Mỹ (NIOSH), âm thanh đo được ở mức 85 dBA ( dBA cho biết sử dụng tiêu chuẩn đo với bộ lọc loại A gần giống với thính giác của người) chưa gây tổn hại cho thính giác trong vòng 8 giờ. Nhưng tại mức 100 dBA, thì thính giác chỉ an toàn trong vòng 15 phút. Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều đồ chơi được Hội người tiêu dùng đo được trong năm nay vượt ngưỡng 100dBA đã đẩy thính giác trẻ vào tình trạng nguy hiểm, dễ bị thương tổn trong vòng 1 phút ngay sau khi chơi.
Điều quan trọng nhất là với cơ chế hoạt động của thính giác là một khi đã bị thương tổn bởi tiếng ồn lớn sẽ rất khó phục hồi hoàn toàn ngay cả với những người trẻ tuổi. Tức là một em bé 7 tuổi khi chẳng may bị điếc đột ngột do tiếng ồn cực lớn, thì bé sẽ phải chịu tình trạng suy giảm thính lực này đến suốt cuộc đời. Khi tuổi càng cao tình trạng này sẽ trầm trọng hơn do quá trình lão hóa hay do di truyền và do các phản ứng phụ của thuốc. Mặc dù ngày nay các loại máy trợ thính ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho người khiếm thính, nhưng việc bảo vệ đôi tai cho trẻ nhỏ là điều cần chúng ta cần phải đặc biệt lưu tâm.
Chọn đồ chơi cẩn thận để bảo vệ thính giác cho trẻ.
Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ đôi tai con trẻ. Nên chọn lựa đồ chơi an toàn cho thính giác và thông báo ngay cho những người có trách nhiệm những đồ chơi vượt quá giới hạn an toàn. Hiệp hội Thị giác và Thính giác khuyên bạn cần lưu ý 3 bước sau đây trước khi mua:
- Kích hoạt đồ chơi thử trước khi mua, nếu no có phát ra tiếng ồn quá lớn, làm tai bạn khó chịu, thì chắc chắn nó sẽ làm tai con bạn khó chịu hơn gấp nhiều lần.
- Tìm nút chỉnh âm lượng hoặc nút tắt mở volume, nếu con bạn nhận được quà tặng là đồ chơi phát ra âm thanh quá lớn, thì hãy dán băng keo trong bịt loa lại để cắt giảm bớt độ ồn (dB) phát ra từ đồ chơi.
- Hãy liên lạc ngay bằng cách gọi điện hoặc gửi email cho Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng để thông báo về loại đồ chơi phát ra tiếng ồn quá mức. Đây là cách để họ xử lý và ngăn chặn nhằm bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em khác.
Khi đi vào cửa hàng đồ chơi, bạn hãy lưu ý đến những nguy hiểm mà đồ chơi có thể mang đến cho trẻ. Hãy bảo vệ sức khỏe của con bạn ngay từ bây giờ bằng cách nói không với các loại đồ chơi nguy hiểm!
Xem thêm: