Tin Hay: Nếu trẻ được dạy cách kiềm chế nóng giận, trẻ hoàn toàn có khả năng tự chủ không kém gì người lớn.
Cảm on bạn đã chú ý đọc các thông tin tại trang website tổng hợp các tin tức đáng chú ý về Thế giới đồ chơi trẻ em, đồ chơi cho các bé và các vấn đề về đồ chơi an toàn, thông minh, sáng tạo và trí truệ,... Giúp các bố mẹ có được sựa lựa chọn đồ chơi thích hợp với các bé yêu của mình. Shop đồ chơi trẻ em Kidsland 87 Núi trúc, Chúc bạn và người thân bạn một ngày may mắn, sức khỏe và đầy niềm vui trong cuộc sống....!
Bạn có thể xem thêm các chuyên mục tin tức khác:
|
Có nên dạy con bằng roi?
Dùng roi để dạy con là biện pháp được không ít phụ huynh sử dụng. Lăm lăm cái roi trong tay dứ dứ trước mặt con, vụt vào mông con mấy cái nhằm uy hiếp tinh thần khi con mắc lỗi với mong muốn là lần sau con sẽ không như thế mà sẽ biết kìm nén hành động sai trái của mình. Cũng có em bé vì nhớ đòn đau mà biết thay đổi cách cư xử nhưng phần lớn sự thể lại không như vậy. Có thể là những lần đầu bé còn khóc vì đau nhưng sau thì thấy cũng quen dần và trở nên chai lỳ. Có thể là bé sợ cái roi nhưng không còn sợ cha mẹ mà có khi còn học theo hành động của cha mẹ, nếu thấy ai làm mình khó chịu thì cũng dùng vũ lực để giải quyết. Điều đó giải thích tại sao bé dễ dàng lao vào đánh bạn cùng lứa, đánh các em nhỏ và khi hung lên còn dám đánh lại cả cha mẹ.
Như vậy, nếu bạn dạy con bằng roi vọt thì phương pháp này sẽ phản lại bạn ngay lập tức. Bởi khi đánh con thì rõ ràng trạng thái tinh thần của bạn đang bị bức xúc cao độ, cứ thấy con có lỗi tức là con sai mà sai thì phải đánh cho nhớ, không còn biết tại sao con mắc lỗi như thế, đánh con thì có lợi/ hại gì. Còn bé bị đánh thì cũng trong trạng thái đau đớn, ghét bỏ, thù hận, không phục và rút ra một điều là muốn người khác nghe lời mình thì chỉ có cách đánh họ. Như vậy, tâm trạng của cả cha mẹ và con đều không tốt, dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng trở nên căng thẳng, khó hợp tác và không đi đến thống nhất.
Muốn bé biết cách kiểm soát hành vi của bản thân thì cha mẹ phải dạy bé một cách từ tốn, kiên nhẫn, trong không khí vui vẻ, thoải mái.
Dạy con tự chủ từ những điều nhỏ nhặt
Ngay từ khi con còn rất nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu rèn ý thức cho con với các công việc hàng ngày như: đi ngủ đúng giờ, ngủ dậy không khóc nhè, rửa tay và lau mồm miệng sau khi ăn, tự ngồi chơi khi cha mẹ bận… Điều này giúp bé định hình được lịch trình sinh hoạt, dự đoán được điều gì sẽ xảy ra, bé có nhiệm vụ gì chứ không cảm thấy ngỡ ngàng và sợ hãi nếu lúc nào cũng được cha mẹ làm giúp mọi việc.
Thói quen nề nếp là yếu tố quan trọng đối với bé, luôn cho bé cảm giác an tâm và chủ động.
Khi bé có hành động không đẹp, cha mẹ hãy nhẹ nhàng tách bé ra khỏi môi trường đó để chuyển sang một môi trường khác, tốt nhất là cho bé ngồi một mình, cha mẹ có thể ngồi gần đó nhưng không nên nói gì. Khi đó, cả cha mẹ và bé đều có khoảng lặng cần thiết để suy nghĩ về hành động vừa xảy ra một cách bình tĩnh và thấu đáo. Sau đó, hãy hỏi cảm giác của bé và phân tích để bé nhận ra rằng bé đã sai ở đâu, vì sao và nên sửa như thế nào.
ảnh minh họa
|
Hãy trao quyền tự chủ cho bé
Bạn thấy em bé hàng xóm rất thích tàu thủy mà bé của bạn đang chơi nhưng bạn không thể giằng lấy đồ chơi từ tay con mình để đưa cho em bé đó hoặc bắt bé phải làm việc đó được. Hãy hỏi xem con có thể chơi chiếc ô tô và cho em bé mượn tàu thủy một lúc được không, nếu cho em mượn thì em sẽ rất vui đấy. Có thể bé không đồng ý vì bé vẫn đang rất háo hức với đồ chơi hiện tại, bạn nên gợi ý con có thể cho em bé mượn đồ chơi khác. Đừng nghĩ rằng cha mẹ mua đồ cho con là muốn làm gì thì làm, khi đồ đã thuộc quyền sở hữu của bé thì bé phải là người quyết định và bé quyết định như thế nào cho phù hợp là do quá trình hướng dẫn và dạy dỗ của cha mẹ. Không nên vội vàng kết luận rằng con mình ích kỷ, không biết chia sẻ cho người khác bởi không chỉ trẻ con mà người lớn cũng có ý thức sở hữu rất ghê gớm, không dễ san sẻ khi tư tưởng chưa thoải mái.
Bé có thể tự quyết định?
Có thể lắm chứ, khi mà bé luôn được cha mẹ tin tưởng, bé luôn cảm thấy tự tin vào mọi hành động cử chỉ của bản thân. Hãy giúp bé có cảm giác là mình đã biết quyết định bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn để bé suy nghĩ nhưng chỉ nên đưa ra những lựa chọn trong khả năng cho phép để bé quyết định chứ không phải là phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn của bé. Thay vì nói: “Con chỉ được mua một món đồ chơi thôi và không quá 50 ngàn đồng đâu nhé!”, bạn hãy nói: “Con hãy chọn cho mình một món đồ chơi, mẹ có 50 ngàn đồng đây rồi!”. Như thế, bạn đã hướng cho bé lựa chọn một món đồ chơi có giá cao nhất là 50 ngàn đồng một cách rất tài tình, không cần khống chế mà bé vẫn thấy rất thoải mái. Hay còn 10 phút nữa là đến giờ bé đi đánh răng, thay vì nhắc thẳng ra bạn có thể nói: “Con muốn đánh răng bây giờ hay 10 phút nữa?”, chắc chắn bé sẽ chọn 10 phút và như vậy là đạt yêu cầu của bạn rồi.
Đừng e ngại trước quyết định của bé
Đôi khi bé phân vân, không biết nên quyết định như thế nào, có thể vì bé chưa nhận định được rõ từng lựa chọn. Nếu cha mẹ tỏ ra sốt ruột, ép con phải lựa chọn cho nhanh thì bé sẽ bị rối và thay đổi quyết định liên tục hoặc không được thoải mái với quyết định của mình. Hãy gợi ý cho bé về lợi ích của từng sự lựa chọn. Bé vừa muốn ở nhà chơi gấp thuyền với em Bi con cô hàng xóm nhưng lại cũng muốn sang thăm bà ngoại cùng ba mẹ. Bé phân vân mãi chưa biết nên thế nào vì cả hai việc đều khiến bé thấy hứng thú, bạn có thể nói với bé rằng sau khi thăm bà ngoại về có thể tiếp tục gấp thuyền. Gợi ý này là cách gỡ rối khiến bé cảm thấy nhẹ nhõm và dễ quyết định.
Lợi ích từ việc dạy con tự chủ
Bé biết tự chủ sẽ dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh, tự tin với khả năng của mình, ít gây phiền hà cho cha mẹ và những người xung quanh.
Bé biết nghĩ suy trước mỗi lựa chọn của mình, biết cân nhắc, phân tích dù rằng chỉ là suy nghĩ rất non nớt của con trẻ.
Bé có ý thức quan tâm đến người khác và suy xét đến tác động từ những hành động của mình.
Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn, bé sẽ được rèn luyện sự linh hoạt, biết chịu trách nhiệm với việc mình làm.
Khi con biết tự chủ, cha mẹ sẽ nhàn nhã hơn rất nhiều trong việc chăm sóc con và tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ nên hướng con biết tự chủ trong từng lĩnh vực và phù hợp với sự nhận biết cũng như đặc điểm phát triển của trẻ. Không nên đưa ra những tình huống làm khó hoặc vượt quá khả năng, bé sẽ nản chí hoặc quay trở lại dựa dẫm vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Và khi đó, việc rèn tính tự chủ cho bé lại phải quay về vạch xuất phát ban đầu.
Phương Thảo
Nguồn: giadinhvn.vn
Link: http://giadinhvn.vn/vn/tintuc/chamevacon/4617-ren-tinh-tu-chu-cho-be.aspx
Giới thiệu về công ty Phân phối đồ chơi trẻ em cao cấp Kidsland: Kid's Land được ra đời với mong muốn đem lại những công cụ với chất lượng tốt nhất để các thành viên gia đình có thể chia sẻ những phút giây yêu thương, thư giãn bên nhau, đồng thời cha mẹ cũng có một công cụ hiệu quả để vui chơi cùng con. Qua đó dạy dỗ, rèn luyện tư duy, tính cách cho con, tìm hiểu con và định hướng cho con. Công cụ tuyệt vời đó chính là "đồ chơi trẻ em".Kid's Landluôn nỗ lực lấp đầy khoảng cách giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em những nước tiên tiến bằng việc đem đến cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm đã được những thương hiệu đồ chơi và đồ dùng nổi tiếng thế giới nghiên cứu và phát triển trong hàng chục năm qua. Các sản phẩm đó đều đáp ứng được tiêu chí an toàn, sáng tạo, bền chắc và tính giáo dục rất cao. Địa chỉ: Shopđồ chơi trẻ em 87 Núi Trúc - Quận Ba Đình - TP Hà Nội website tham khảo sản phẩm: Kidslandvn.com Các danh mục sản phẩm của công ty Kidsland (bạn tham khảo các link bên dưới nhé!): |
Các bài viết khác tại Blog của Shop đồ chơi trẻ em kidsland có thể bạn cũng quan tâm:
- Chặn đứng hàng nghìn đồ chơi trẻ em độc hại “suýt” ra chợ
- Cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra đồ chơi trẻ em
- bí quyết giúp các mẹ chọn được đồ chơi an toàn cho bé
- Chất độc trong thú nhún có thể gây nữ tính hóa bé trai
- Đồ chơi nói lên tính cách trẻ khi chơi
- Chọn mua đồ chơi an toàn và phù hợp cho bé.
- 7 cách để chọn đồ chơi an toàn Cho trẻ
- Những bí quyết không khó giúp bé trở nên thông minh
- Thu giữ hơn 100 bao tải quần áo đồ chơi cho trẻ em không rõ nhãn mác
- Bạn đã chọn đồ chơi an toàn với bé yêu chưa?
- Lựa chọn đồ chơi cho bé một cách khoa học
- [ngày 30] Chọn đồ chơi cho trẻ có cần định hướng?
- Làm sao lựa chọn đồ chơi nào phù hợp với bé yêu của bạn?